Cách chọn mũi phay gỗ hoạt động hiệu quả, bền bỉ cho người làm mộc
Mũi phay gỗ hay còn gọi là dao phay trụ, dao phay ngón hay dao phay mặt đầu là dụng cụ làm mộc chuyên dụng. Mũi phay gỗ dùng để tạo rãnh và bậc, bề mặt định hình, rãnh chữ T, đường cong, tạo mộng, tạo lỗ,... trong các sản phẩm dân dụng như cánh cửa, tủ bếp, bàn ghế, huỳnh ván, tay vịn cầu thang...
1. Tìm hiểu thêm về Mũi phay gỗ
- Trong ngành nghề mộc, mũi phay gỗ dùng để:
Tạo rãnh và bậc
Tạo bề mặt định hình
Tạo rãnh chữ T
Tạo đường cong
Tạo mộng và tạo lỗ...
- Mũi phay gỗ thường được chế tạo từ 2 thành phần chính là hợp kim thép và hợp kim cacbon. Trong đó:
Thép cacbon: có độ cứng cùng khả năng chống bào mòn và chịu nhiệt cao giúp tăng tuổi thọ và thời gian sử dụng. Một số dòng hợp kim cacbon phổ biến là: C42, C45, C60... đạt tiêu chuẩn ISO Châu Âu và Mỹ.
Thép hợp kim thông dụng: có cơ tính không cao, dùng để chế tạo các chi tiết máy, các kết cấu chịu tải nhỏ. Thường dùng trong ngành xây dựng, giao thông (cầu, nhà, khung, tháp…)
- Dựa vào mục đích sử dụng mà mũi phay được phân chia ra thành các loại bao gồm:
Mũi phay thường (dao phay bằng phẳng): Loại mũi phay này có lưỡi cắt bằng phẳng, khá đa dụng, được dùng để để nhúng, phay rãnh, phay mặt đầu, phay mặt phẳng và tiện.
Mũi phay phá thô: Có đặc điểm là nhiều góc xoắn, lưỡi cắt và rãnh trên lưỡi thường dùng để phá vỡ các mảnh kim loại.
Mũi phay định hình: Mũi phay này là đa dạng nhất, nhiều dạng bề mặt cắt và thường được gọi theo tên của sản phẩm mộc hoặc hình dáng đầu mũi (mũi phay huỳnh ván, ghép ván, mũi phay bán nguyệt, mũi phay khoét hàm...)
2. Cách chọn mũi phay gỗ chuẩn, chất lượng
Xác định phôi gỗ
Việc xác định được phôi gỗ sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn khi quyết định nên chọn loại mũi phay làm từ chất liệu gì để phù hợp nhất.
- Đối với phôi gỗ công nghiệp: Người dùng có thể lựa chọn các loại mũi phay được làm từ chất liệu hợp kim thép HSS. Với giá thành rẻ hơn thế nhưng chúng vẫn đảm bảo mang tới hiệu quả tối ưu cho công việc.
- Đối với phôi gỗ tự nhiên: Do đặc tính khá đa dạng về độ cứng, dai và tính keo khác nhau nên người ta thường chọn mũi phay làm từ cacbon nhằm mang đến hiệu quả cao cho công việc. Những phôi gỗ tự nhiên có độ cứng cao ta nên sử dụng dao phay gỗ được làm bằng hợp kim Cacbon từ C42 trở lên. Đối với phôi gỗ tự nhiên cứng thì nên chọn mũi phay làm bằng thép Cacbon có tỉ lệ C45 trở lên.
Đường kính lưỡi dao
Các mũi phay có đường kính lớn chắc chắn sẽ mang đến khả năng loại bỏ vật liệu nhanh hơn những mũi phay có đường kính nhỏ. Ngoài ra, khi bạn phay một đường bao bên trong hay lõm đường viền ngoài đường kính sẽ thường bị giới hạn bởi kích thước các đường cong bên trong. Chính vì thế các bạn nên chọn mũi phay có bán kính lưỡi nhỏ hơn hoặc bằng bán kính của cung nhỏ nhất bạn muốn tạo.
Quan tâm tới độ dài thân dao
Theo khuyến nghị của các hãng sản xuất, chúng ta nên sử dụng tối đa ¾ chiều dài thân dao. Tức là bạn phải chọn mũi dao có độ dài thân ít nhất bằng 4/3 độ sâu chi tiết mà bạn muốn tạo.
Quan tâm đến tốc độ chịu tải của mũi phay
Lời khuyên cho bạn đó chính là lựa chọn mũi phay có tốc độ chịu tải lớn hơn tốc độ khi gia công. Có như vậy mũi phay mới bền và có thể thao tác dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc quan tâm để lựa chọn mũi phay phù hợp thì kỹ thuật phay cũng khá quan trọng. Các bạn cần lưu ý khi thao tác để có được những sản phẩm chất lượng nhất:
Cần lưu ý vệ sinh phôi, dao cắt, bàn máy, đầu kẹp dao...
Kiểm tra, bôi trơn và điều chỉnh chiều quay của máy sao cho phù hợp với công việc.
Khi thao tác cần tùy chỉnh đường phay cần tạo. Dùng vạch khắc để xác định phôi cần chạy khoảng bao nhiêu đồng thời kiểm tra độ rơ của cấu trúc Vitme, đai ốc.
Nếu phôi gỗ là gỗ thịt bạn cần kiểm tra chiều của thớ gỗ. Lưu ý rằng thớ gỗ luôn được đưa vào xuôi theo chiều quay của dao phay, mũi phay gỗ.
Nhận xét
Đăng nhận xét